Ứng dụng của texture trong thiết kế đồ hoạ

Texture là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của một thiết kế. Những texture đẹp, bắt mắt sẽ là nguồn chất liệu quan trọng để nâng cao chất lượng thiết kế của bạn. Do đó, hãy cùng Trần Quang khám phá texture là gì mà lại có tác dụng “siêu to khổng lồ” như vậy nhé.

Texture là gì?

Texture được hiểu là một dạng ảnh mang hoạ tiết, hiệu ứng giống pattern trong Photoshop, thường được sử dụng để làm background, blend hay hiệu ứng cho hình ảnh trong thiết kế. Thông thường bạn có thể dễ dàng tìm và download miễn phí texture có sẵn trên các trang mạng. 

Trong thực tế, texture có thể được nhìn thấy rất nhiều ở thế giới tự nhiên, bất kì vật gì có bề mặt thì đều có texture theo một tỉ lệ nhất định. Chúng ta có thể bắt gặp texture trên bề mặt của các vật thể tự nhiên hay nhân tạo như thân cây, kim loại, gỗ, da,… 

Vector ornamental black and white seamless backdrops set, geometric patterns collection. Ornate textures made in modern simple style.

Phân loại texture trong thiết kế đồ hoạ

Có 2 loại texture được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế đồ hoạ là tacline texture và visual texture: 

Tacline texture

Tacline được hiểu là chạm vào. Tacline texture là sự gồ ghề của một bề mặt mà khi chạm vào ta có thể cảm nhận được. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các thiết kế 3D nhưng thường không được chú ý nhiều trong thiết kế 2D. Tacline texture được cảm nhận hay nhìn thấy bằng cách chiếu ánh sáng lên trên bề mặt của nó. Vì thế, các hoạ sĩ thường tận dụng lợi thế này để làm bức tranh của họ thêm sinh động hơn. Các lớp sơn sẽ được đắp chồng lên nhau tạo thành những đỉnh gồ ghề, kĩ thuật này gọi là Impasto. Bạn sẽ dễ dàng chiêm ngưỡng kĩ thuật này trên những bức tranh của Vincent Van Gogh. Ngoài ra, một số hoạ sĩ khác thì rắc cát nên bức tranh của mình để tạo tacline texture rõ ràng hơn.

Visual texture

Visual texture là những ấn tượng có thể nhìn thấy mà texture mang lại cho người xem như về màu sắc, xu hướng thậm chí là mật độ trong một bức ảnh. 

Visual texture liên quan trực tiếp đến những ảo ảnh của một kết cấu bề mặt hay nói cách khác nó chính là hình dạng của tacline texture ở bề mặt 2D. Những texture mà bạn nhìn thấy trong một bức ảnh chính là visual texture. Bất kể bề mặt của vật thể có gồ ghế thế nào thì bề mặt của bức ảnh vẫn mịn và phẳng.

Cả tacline texture và visual texture đều là hai kiểu texture quan trọng trong thiết kế, tuy nhiên trong nghệ thuật thiết kế 2D thì visual texture được sử dụng nhiều hơn tacline texture. 

Công dụng của texture trong thiết kế đồ hoạ

Texture là thành phần vô cùng quan trọng trong các thiết kế đồ hoạ, do đó nó đóng một vai trò không hề nhỏ:

  • Texture có tác dụng làm tăng màu sắc, chuyển đổi,  tạo những hiệu ứng ảo diệu và ấn tượng riêng biệt cho mỗi thiết kế.
  • Blending: sử dụng texture trong hoà trộn màu sắc giúp tạo hiệu màu cho thiết kế được sắc nét và lung linh hơn. Ví dụ, các designer thường dùng light texture để tạo hiệu ứng đốm sáng, tia sáng trong thiết kế.
  • Background: các texture thường được sử dụng để làm background thường có độ phân giải cao và dùng làm nền cho artwork. Ngoài ra một số mẫu texture còn được sử dụng làm background ghép ảnh, background trình chiếu hay background ảnh mannip (ảnh được cắt ghép ra sử dụng kỹ thuật đồ hoạ),…
  • Icons: một số texture có những icons dành cho thiết kế đồ hoạ, ngoài ra cũng có tác dụng để blend hoặc làm background.
Seamless pattern with hand drawn Zero Was objects. Vector doodle texture for wallpaper, textile, background and your design

Bạn có thể tìm kiếm texture đẹp ở đâu?

Các bạn có thể tìm kiếm các texture đẹp và bắt mắt thông qua các từ khoá như broken texture, color texture, texture pack, light texture,… trên các trang cho phép tải texture miễn phí như Lostandtaken, Webtexture, Texture Vault, High Resolution Texture, Texture King, Free Stock Textures, Urban Dirty, Bittbox, CG Textures, Plaintextures,… Hi vọng với những kho texture phong phú với nhiều mẫu mã và chủng loại khác nhau mà Trần Quang đã chia sẻ sẽ thoả mãn được nhu cầu tìm kiếm chất liệu cho thiết kế của bạn.

 Bên cạnh đó, còn có rất nhiều thông bổ ích đem lại nhiều giá trị cho độc giả trên Blog của Trần Quang cho bạn khám phá đó!

=> Xem thêm tại: Concept art là gì? Từ A-Z về concept art